LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÁI TẠO HỆ THẦN KINH CỦA BẠN?

Phần lớn tất cả chúng ta đều hiểu rằng không phải “cái sự cố xảy ra” làm chúng ta “mất ăn mất ngủ“ mà chính là do “cái cách chúng ta suy diễn về sự cố xảy ra” mới là nguyên nhân.

Theo nghiên cứu thì trung bình một người có khoảng từ 12,000 đến 60,000 suy nghĩ mỗi ngày, 95% là những suy nghĩ lập đi lập lại, 80% là những suy nghĩ TIÊU CỰC.

Điều này chứng tỏ chúng ta có QUÁ NHIỀU suy nghĩ TIÊU CỰC, và chính cách suy nghĩ tiêu cực này đã ảnh hưởng đến những phản ứng làm chúng ta bị xoay vòng trong bánh xe thói quen, không thoát ra được và hậu quả là chúng ta tạo nên cùng một kịch bản không mấy lạc quan cho cuộc đời mình. Nếu chúng ta không biết cách chuyển hóa những suy nghĩ tiêu cực này, chúng ta sẽ tiếp tục rơi sâu vào bẩy suy nghĩ mình là “nạn nhân” của mọi việc và luôn cảm thấy nặng nề, tâm tối, không lối thoát và cảm giác như cả thế giới đang chống lại mình.
Chưa hết, sau đó chúng ta lại bỏ ra phần lớn thời gian chỉ để đối phó, vật lộn với sự căng thẳng (stress), và luôn ở trong trạng thái hoặc là sẽ “Đánh trả“, “Bỏ chạy”, hay thậm chí “Đông cứng”. Thật ra không có gì sai trái hay ghê gớm khi thỉnh thoảng chúng ta có cảm không mấy lạc quan hay căng thẳng. Những phản ứng này được tạo ra một cách bản năng để bảo vệ chúng ta, tuy nhiên do tâm trí chúng ta thường thiên về những thành kiến tiêu cực nhiều hơn, và não bộ thì không phân biệt đâu là sự khác biệt giữa những mối đe dọa “thật sự” (bị cọp tấn công, hay cháy nhà) và đâu là những mối đe dọa chỉ ở mặt “nhận thức” (những căng thẳng thường ngày/căng thẳng về công việc/căng thẳng bởi giao thông hay do mất ngủ gây ra). Nếu chúng ta không chịu khó thay đổi cách suy nghĩ và những niềm tin hạn hẹp, tất cả những căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực này sẽ gây tác hại rất lớn cho sức khỏe của chúng ta, từ hệ miễn dịch, hoạt động của tế bào, cho đến những biểu hiện của di truyền biểu sinh.

Tôi ước là chúng ta có một cách chữa lành nhanh chóng mà không phải bận tâm đến việc chúng ta “nên suy nghĩ thế nào” và “phải giảm thiểu stress” ra sao. Cho dù chúng ta ăn bao nhiêu rau củ đủ sắc cầu vòng, ăn đủ chất đạm, các chất béo có lợi cho cơ thể, hay bổ sung đầy đủ các thực phẩm có chất dinh dưỡng cao, thực phẩm chức năng đắc tiền, hay tập thể dục 5 lần mỗi tuần nhưng nếu chúng ta luôn đối đầu với stress và gậm nhấm những suy nghĩ tiêu cực, nặng nề, cơ thể chúng ta sẽ KHÔNG THỂ LÀNH và cũng KHÔNG THỂ KHỎE được.

Cho dù hệ thần kinh của chúng ta chưa thể thích ứng được với tốc độ suy nghĩ chóng mặt, trí óc của chúng ta còn bị vướng vào những suy nghĩ luẩn quẩn, và liên tục ứng phó với stress của thời hiện đại, điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ phải chấp nhận chịu đựng.

Có rất nhiều cách thức mà bạn CÓ THỂ thay đổi cách suy nghĩ hạn chế, rập khuôn của mình, tạo nên những thói quen mới, và THỰC HÀNH chúng.
Bạn sẽ rất ngạc nhiên vì những thói quen mới này không những thay đổi cách nhìn của bạn mà còn thay đổi cả cuộc đời bạn. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ đến với các bạn 3 cách thức đơn giản mà bạn CÓ THỂ thực hành để tìm được sự bình an trong tâm trí mình, vượt qua được hội chứng “tâm lý nạn nhân”, và tạo điều kiện cho cơ thể mau được LÀNH.

1️⃣ ✋🫰🧘‍♀️ DỪNG LẠI ➡️ ĐẾM ➡️ HÍT THỞ SÂU: Có lẽ bạn đã biết rằng cách thở ra thật chậm và sâu sẽ giúp làm dịu hệ thần kinh và tạo sự thư giãn. Tuy nhiên việc kết hợp của cả 3 hành động DỪNG LẠI ➡️ ĐẾM ➡️ HÍT THỞ SÂU sẽ giúp tái tạo tâm trí bạn theo hướng hành động tích cực, đồng thời giúp đưa tâm trí bạn trở về trạng thái điềm tỉnh, cân bằng, và dễ dàng bỏ qua hơn. Điều này có nghĩa là, một khi bạn nhận thấy trí óc mình bắt đầu có những biểu hiện choáng ngợp với những ý nghĩ tiêu cực, dồn dập và liên tục, hay cảm xúc bản năng của bạn chợt “bùng” lên, thì nên hãy DỪNG LẠI ➡️ ĐẾM ngược, 5, 4, 3, 2, 1 và rồi hít một hơi thật sâu và nhẹ nhàng thở ra thật châm.

2️⃣ 🧘🌑🌒🌓🌔🌕🧘 THIỀN ĐỊNH: Tôi chắc là bạn nghe từ này gần đây khá nhiều, nhưng nếu như bạn lả người không thể ngồi thiền, hoặc không thích thiền, hoặc thậm chí không thích dùng từ “thiền định”. Tôi biết một số bạn không thích và điều đó cũng hết sức bình thường. Từ “thiền định” không thật sự dễ hiểu. Từ “Dhyana” tiếng Phạn và từ “Zen” tiếng Nhật thật ra không có từ tương đồng ở các ngôn nghữ khác. Vậy thì bạn bận tâm đến từ ngữ làm gì.
Điều bạn CÓ THỂ làm là ngồi yên lặng và cảm nhận mọi việc đang diễn ra trong HIỆN TẠI. Bạn không cần phải quan sát hơi thở hay phải chú ý tới bất cứ điều gì. Bạn không cần phải thay đổi hoặc cố gắng phải cải thiện điều gì cả. Bạn chỉ cần có Ý THỨC về THỰC TẠI (nhận thức chánh niệm) và cho phép mình được cảm nhận mọi cảm xúc đang ĐẾN & ĐI, kể cả những cảm xúc có chiều hướng nặng nề hay “tiêu cực”.
Bạn nên thực hành điều này 10-30 phút mỗi ngày. Nếu ngày nào đó bạn không thể thực hành được như ý muốn, hãy tiếp tục thử lại vào ngày hôm sau. Hãy kiên nhẫn và nhẹ nhàng với bản thân bạn nhé.

Nếu bạn muốn thực hành sâu hơn, có rất nhiều kỹ thuật và phương pháp rất hay và hiệu quả mà bạn có thể học nhằm giúp tái tạo hệ thần kinh, nuôi dưỡng sự an vui lâu dài, tìm được sự an lạc và lòng trắc ẩn với chính bản thân mình. Những phương pháp này khá giản đơn nhưng đòi hỏi sự thực hành và nỗ lực rất lớn của chính bản thân. Tuy nhiên những nỗ lực đó rất đáng để bỏ công sức. Nếu thông tin trên mạng quá choáng ngợp và bạn không biết phải bắt đầu từ đâu, hãy tìm người có chuyên môn giúp bạn trong những bước đầu và từ đó tự phát triển dần. Còn nếu bạn đang trãi qua những chấn thương tâm lý chưa được hóa giải từ khi còn nhỏ, bạn nên tìm các chuyên gia trị liệu để chữa trị & chuyển hóa các chấn thương tâm lý.

3️⃣ 🙏🫶🙏 GHI NHẬN LÒNG BIẾT ƠN:
Đơn giản là việc tạo thói quen ghi lại danh sách những điều mình biết ơn. Việc thực hành này không mang xu hướng sáo rỗng như bạn nghĩ. Theo bản năng tâm trí chúng ta thường nghĩ về sự tiêu cực nhiều hơn như đã đề cập ở đầu bài viết. Rất thường xuyên chúng ta nghĩ đến cái chúng ta đang thiếu hay không có hơn là những thứ chúng ta đã có, vẫn còn, hay đã đạt được. Chúng ta quên trân trọng cả triệu thứ nhò nhặt chúng ta có được và thường xem đó là điều hiển nhiên mà cuộc sống ban tặng mỗi ngày – một cái ôm ấm áp của ai đó, một nụ cười mở lòng, thân thiện, một chuỗi cười sảng khoái hồn nhiên của ai đó làm mình cũng bật cười theo, một cuộc nói chuyện hay, đầy ý nghĩa, một bài viết nhiều cảm xúc, một cuốn sách hay, đầy cảm hứng, một lời khen tặng, một lời khuyên, một mùi thơm dễ chịu, có cái gì đó để ăn, ánh mặt trời, mưa, tình yêu thương, hoặc thậm chí đơn giản là mình vẫn “còn thở“.
Ghi nhận những điều mình biết ơn là cách thức đơn giản để tái tạo bộ não chúng ta, giúp não tập trung hơn vào những điều tích cực, tốt đẹp trong cuộc sống và đồng thời cũng gửi đến vũ trụ bao la những thông điệp “chính xác” mà bạn muốn gửi gắm.

Bạn đã sẵn sàng cho những thực hành này? Đừng ngần ngại liên hệ nếu bạn có câu hỏi hay cần được hướng dẫn thêm.

Published by lienvangogh

Certified Bioenergetic Health Practitioner, Nutritional Therapist, Holistic Health Coach, Certified Yoga Teacher and Spiritual Healer.

Leave a Reply

%d bloggers like this: