
Điều này có lẽ là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất với giới khoa học và những chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới hiện nay.
Có rất nhiều các nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc uống cà phê mang lại kết quả tích cực cho sức khỏe và giảm các nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh tim mạch.
Trong một bài báo gần đây của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu sâu rộng về các chế phẩm khác nhau của cà phê và phân tích mối quan hệ của chúng với nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nghĩa là bệnh tim mạch vành, suy tim hoặc đột quỵ do tắc nghẽn động mạch trong não, cũng như rối loạn nhịp tim hoặc tử vong.
Nghiên cứu gần đây nhất có tựa đề: Tác động của các phân nhóm cà phê đối với bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim và tử vong, kết quả mang tính lâu dài từ
ngân hàng sinh học Vương quốc Anh[1], theo dõi 449.563 người lớn (tuổi trung bình 58 tuổi), trong 12,5 năm. Mỗi người trong số những người tham gia này cung cấp thông tin về việc họ có uống cà phê hay không. Nếu họ đã uống cà phê, họ sẽ mô tả mức tiêu thụ hàng ngày của mình cũng như loại cà phê họ uống, cà phê có caffein, cà phê đã được loại bỏ caffein (decaffeinated), loại cà phê hòa tan (instant cofee) hay bột xay (ground coffee).
Đây là một nghiên cứu rất lớn kéo dài trong một thời gian dài và các kết quả được báo cáo đang nói lên điều đó. Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng uống cà phê chứa caffein, hòa tan hoặc xay, 1-5 cốc[2] mỗi ngày, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp tim. Và rủi ro thấp nhất (giảm 17%) được quan sát thấy ở mức tiêu thụ cà phê xay cao hơn (4-5 tách mỗi ngày) so với những người không uống. Mức giảm rủi ro đối với việc tiêu thụ cà phê hòa tan có chứa caffein là 12%, tối đa là 2-3 cốc mỗi ngày. Thật thú vị, và có lẽ ngược lại, không có sự giảm rủi ro quan sát được liên quan đến chứng loạn nhịp tim ở những người uống decaf (cà phê không chứa caffein).
Tất cả các loại cà phê đều có liên quan đến việc giảm rủi ro đối với bệnh tim mạch, với rủi ro thấp nhất (-14%) ở người tiêu dùng decaf. Nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân (tử vong do mọi nguyên nhân) đã giảm đáng kể 27% ở những người uống cà phê xay, cũng như 14% ở những người uống cà phê không chứa caffein và 11% ở những người uống cà phê hòa tan. Trong tất cả các nhóm này, kết quả tốt nhất đạt được khi uống 2-3 cốc mỗi ngày.
Tóm lại theo nghiên cứu này thì việc tiêu thụ các loại từ cà phê hòa tan, cà phê xay và cả cà phê đã khử caffein, đặc biệt là ở mức 2-3 cốc/ngày, có liên quan đến việc giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và bệnh tim mạch. Tuy nhiên, giảm chứng loạn nhịp tim đã được minh chứng với cà phê chứa caffein nhưng không khử caffein.
Nếu bạn là dân nghiện cà phê thì chắc hẳn bạn sẽ rất vui với thông tin này. Tuy nhiên có rất nhiều vấn đề bạn cần lưu ý khi quyết định đưa cà phê vào danh mục lối sống lành mạnh của mình, mà nghiên cứu trên và một số các nghiên cứu khác không đề cập. Liên xin đưa ra một vài điểm như sau:
- Cơ thể của mỗi chúng ta là độc nhất và có sự khác biệt, cái gì đó tốt cho người khác không có nghĩa là cũng tốt cho bạn. Hãy tự kiểm chứng và trao đổi những phản ứng bạn có khi uống cà phê với chuyên gia dinh dưỡng/sức khỏe của bạn.
- Chất lượng cà phê bạn uống là rất quan trọng. Chất lượng cà phê không những chỉ phụ thuộc vào chất lượng của hạt cà phê, mà còn là khâu chế biến: cà phê được rang ở nhiệt độ nào, được xay, bảo quản va pha chế ra sao. Hãy chọn loại cà phê hữu cơ (organic) và giao thương công bằng (Fair Trade) khi bạn có thể và tránh xa các loại cà phê rẻ tiền, ẩm, mốc. Những loại cà phê không có chứng nhận ‘Giao thương công bằng’ không hẳn là có hại đến sức khỏe của bạn nhưng cà phê và cho-co-la là những thực phẩm mà các nhà sản xuất và giao thương thường hay vi phạm các chuẩn mực về ‘giao thương công bằng, chẳng hạn như sử dụng lao động trẻ em, trả lương lao động thấp, hoặc ngược đãi lao động, những điều mà chúng ta nên phản đối để góp phần tác động tích cho một xã hội công bằng.
- Số lượng cà phê bạn uống mỗi ngày quyết định việc có tác dụng hay phản tác dụng đến sức khỏe. Theo nghiên cứu trên thì tầm 2-3 cốc/ngày (1 cốc = 250 ml) là điểm giới hạn ngọt ngào để cà phê có tác động tích cực. Tuy nhiên tùy vào thông tục, văn hóa mà cách pha chế cà phê ở mỗi quốc gia là khác nhau. Do vậy mà mức độ đậm đặc hay pha loãng cà phê cũng khác nhau. Mặc dù nghiên cứu trên không tiết lộ nguồn gốc những người tham gia, nhưng nghiên cứu được thực hiện ở Châu Âu.
- Cà phê tinh khiết – nghiên cứu trên chỉ đề cập đến dạng cà phê thuần túy: cà phê dạng espresso hoặc cà phê đen, không phải dạng cà phê Starbucks, hay cà phê sữa Việt Nam đã được thêm vào đủ loại đường, sữa, bơ, kem, vv.
- Thời điểm uống cà phê cũng rất quan trong. Nhiều bạn bảo rằng mình uống cà phê ban đêm chẳng sao cả vì mình ngủ thẳng o. Tuy nhiên bạn nên biết rằng việc uống cà phê không đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và đồng hồ sinh học của bạn.
Nguồn: [1]: Liên có toàn bộ tài liệu nghiên cứu đầy đủ về nghiên cứu nói trên bằng pdf, nếu bạn nào quan tâm thì liên hệ Liên sẽ gửi riêng; [2]: 1 cốc (cúp) = 250 ml